In chuyển nhiệt là gì? Ưu nhược điểm, Công nghệ in nhiệt phổ biến
Công nghệ in chuyển nhiệt ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên bạn có biết cụ thể in chuyển nhiệt là gì không, nguyên lý hoạt động nhự thế nào cũng như ưu nhược điểm ra sao không? Để đi tìm câu trả lời, hãy theo dõi bài viết của colour.vn sau đây nhé!
Khái niệm in chuyển nhiệt là gì?
In chuyển nhiệt có tên tiếng anh là Thermal Transfer Printing, đây là một trong những phương pháp in ấn được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Công nghệ in này được tạo ra bởi SATO Group một tập đoàn ở Nhật Bản. Máy in vải chuyển nhiệt đầu tiên được ra đời vào năm 1982 có tên là SATO M-2311. Nguyên lý hoạt động của in chuyển nhiệt là chuyển hình in trên giấy qua bề mặt vật liệu bằng máy ép nhiệt, loại giấy sử dụng để in chuyển nhiệt được phủ một lớp keo chuyển nhiệt để hình ảnh có thể chuyển từ giấy sang bề mặt vật liệu cần in thông qua sức ép và nhiệt độ cao.
Hoạt động bằng cách làm cho lớp phủ Rippon nóng lên rồi để cho nó dính vào vật liệu mà chúng ta cần in. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi hơn so với cách in thông thường ( in trực tiếp lên vải ) vì sản phẩm tạo ra sáng hơn, màu sắc đẹp hơn và chất lượng rất cao.
Với nguyên lý này in chuyển nhiệt còn xem là phương pháp in kỹ thuật số, bởi vì nó in hình trực tiếp lên sản phẩm mà không cần phải làm khuôn hay chuẩn bị bản in.Ngoài ra phương pháp in này cũng được xem là một trong 3 nhóm của công nghệ in nhiệt hiện đại nhất ngày này gôm: Nhóm in nhiệt, nhuộm thăng hoa nhiệt cuối cùng là chuyển sáp nhiệt.
Đặc tính, ưu và nhược điểm in chuyển nhiệt
In chuyển nhiệt hiện nay được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống nhờ giá thành cạnh tranh và có khá nhiều ưu điểm so với những công nghệ in khác Cụ thể, có thể kể đến những ưu điểm nổi bật của in chuyển nhiệt như sau:
Ưu điểm in chuyển nhiệt
– Với những ai mới có ý định đầu tư khởi nghiệp từ ngành in thì in chuyển nhiệt là lựa chọn hoàn hảo bởi chi phí đầu tư không quá cao, tiết kiệm chi phí cho đơn vị in ấn.
– Với nguyên lý hoạt động trên nền nhiệt nên thực hiện quy trình in ấn cũng đơn giản, dễ làm, chỉ cần được hướng dẫn ă vài lần là ai cũng có thể thao tác in được một cách đúng chuẩn
– Không tốn quá nhiều chi phí nhân công, sức lao động vì không cần quá nhiều người vận hành.
– Các yếu tố khác như chuẩn bị vật liệu, thiết bị và máy móc in ấn không cần quá cầu kỳ.
Thân thiện với người sử dụng: Hình in chuyển nhiệt được thấm trực tiếp lên sản phẩm, không ra màu, không bị dính, lem mực nên rất thân thiện với người sử dụng.
– các sản phẩm của công nghệ in chuyển nhiệt hầu hết đều có chất lượng tốt, hình ảnh in ấn sắc nét ấn tượng. và in được hình ảnh phức tạp như họa tiết, hoa văn phức tạp lên vật liệu cần in một cách dễ dàng như đang in trên giấy ảnh.
Nhược điểm in chuyển nhiệt
Với những ưu điểm này đã khiến cho in chuyển nhiệt được nhiều đơn vị in ấn lựa chọn, tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì Bất cứ công nghệ in ấn nào cũng có những hạn chế nhất định và in chuyển nhiệt cũng không ngoại lệ: Cụ thể có thể kể đến một vài hạn chế của công nghệ in này như
- – Nguyên vật liệu dùng có tính giới hạn, không phải vật liệu nào cũng có thể đáp ứng được phương pháp in này, thông thường chỉ nhận vải, không phải chất liệu nào cung in ấn sắc nét
- – Máy in nhiệt một số loại chỉ hợp in nhỏ lẻ, nếu muốn in số lượng lớn thì hơi mất thời gian
- – Chưa thực sự tự động hóa hoàn toàn, vẫn cần có sự can thiệp của con người mới có thể cho sản phẩm như ý
Các loại máy in chuyển nhiệt trên thị trường hiện nay
Có ô loại máy in chuyển nhiệt đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. Về mặt lý thuyết thì máy in chuyển nhiệt đều hoạt động và cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau ở khuôn ép nhiệt và cách vận hành
- Máy in chuyển nhiệt phẳng: ứng dụng của máy in chuyển nhiệt phằng để in vải, áo, kính, gỗ, mica, gạch men…
- Máy in chuyển nhiệt trên ly: Các hình hay họa tiết mà bạn thấy trên các ly cốc nhựa, sứ được in bằng máy này
- Máy in chuyển nhiệt trên đĩa: Chỉ có một khuôn nhất định sử dụng in chén đĩa
- Máy in chuyển nhiệt trên nón: Sử dụng để in nón vải, nón lưỡi trai, ép mũ nón bảo hiểm.
Trong 4 loại máy in chuyển nhiệt này thì đều sử dụng phương pháp chung là dùng nhiệt + áp lực ép mạnh để chuyển hình in từ trên giấy in chuyển nhiệt qua bề mặt vật liệu, vì vậy khuôn ép phải được thiết kế sao cho ôm sát vào bề mặt vật liệu nhất có thể mới có thể cho ra đời sản phẩm như ý muốn
Giấy nào phù hợp với in chuyển nhiệt
Giấy in chuyển nhiệt là loại giấy có bề mặt tẩm một lớp hóa chất rất bắt nhiệt, nó là hỗn hợp giữa LEUCO Flouran(thuốc nhuộm) và Acid Ctadecylphosphonic. Loại giấy này khi bị ép với nhiệt độ cao thì thuốc nhuộm sẽ bắt đầu nóng chảy làm chuyển hình in trên giấy lên bề mặt của vật liệu được in.
Nguyên lý hoạt động: Hình ảnh sẽ được in bằng mực chuyển nhiệt trên giấy in chuyển nhiệt, sau đó sử dụng máy ép nhiệt đô cao để chuyển hình ảnh cần in lên bề mặt vật liệu. Giấy chuyển nhiệt sẽ tải hình ảnh, màu sắc lên vật liệu chính xác đến 90% trên các vật liệu như: Vải sáng màu, kính, gỗ, gốm sứ…
Mực in chuyển nhiệt là gì?
Mực in chuyển nhiệt đóng vai trò hết sức quan trọng để tạo nên thành công cho quá trình in chuyển nhiệt, mực in tốt sẽ giúp hình ảnh cần in sắc nét, sống động và bền màu hơn. Các loại mực in chuyển nhiệt có thể chuyển đổi từ dạng rắn sang dạng khí mà không cần hóa lỏng nhờ một lợp phủ đặc biệt, giúp mực dễ dàng thấm lên bề mặt vật liệu, giúp hình ảnh tươi sáng, sống động và trung thực hơn.
Cơ chế hoạt động của mực in chuyển nhiệt:
- Khi mực in bị ép dưới nhiệt độ cao sẽ bốc hơi và duy chuyển trên bề mặt giấy in.
- Sau đó chúng mở các lỗ nhỏ trên bề mặt giấy cho hơi thuốc nhuộm đi vào, làm cho hơi thuốc nhuộm chuyển từ bề mặt giấy sang bề mặt vật liệu cần in.
- Khi ngưng gia nhiệt thì nhiệt độ xuống thấp, các lỗ nhỏ này bị bịt kính và thuốc nhuộm chuyển từ thể hơi sang thể rắn một cách nhanh chóng.
Trên đây là tất cả những thông tin về máy in chuyển nhiệt là gì được colour.vn tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp in ấn đang được sử dụng rộng rãi hiện nay này.